Ngày 21 tháng 01 năm 2013 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND quy định về phạm vi, thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ và loại phương tiện giao thông hạn chế hoạt động tại một số khu vực, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Do vậy, để tránh trường hợp điểu khiển phương tiện giao thông đi không đúng tuyến và thời gian quy định và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thì các chủ phương tiện cũng như người lái xe cần phải lưu ý trước khi vào nội thành cần phải đến các đến Đội CSGT trên các tuyến quốc lộ hướng phương tiện cần vào các tuyến đường trong nội thành Hà Nội để làm thủ tục xin giấy phép vào phố cấm. Cụ thể, ô tô tải lưu thông từ tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương vào Hà Nội, phải đến Đội CSGT số 5; hướng Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, phải đến Đội CSGT số 8; hướng từ Hòa Bình, Sơn La về phải đến Đội CSGT 10; hướng từ các tỉnh phía Bắc như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phải đến Đội CSGT số 6…
*Theo Quyết định trên thì các tuyến phố bị cấm và hạn chế lưu thông bao gồm:
1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) – Đường 70 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn – quận Hà Đông) – Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (quận Hà Đông – đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) – Pháp Vân – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố.
2. Đoạn tuyến đường đô thị các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
2.1. Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Giải phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến Cầu Bươu- quận Hà Đông) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự.
2.2. Đường trên cao đoạn từ nút Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân – Lĩnh Nam xe ô tô được phép hoạt động. Cấm người đi bộ và các loại phương tiện khác.
2.3. Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động.
2.4. Cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ toàn bộ của xe trên 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng.
* Quy định xử phạt các xe đi vào đường cấm, giờ cấm
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, nếu có hành vi vi phạm sau đây:
“Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”
Như vậy, nếu các loại xe muốn tham gia lưu thông trong địa bàn thành phố Hà Nội, trong các tuyến phố cấm và trong các khung giờ cấm phải xin giấy phép đi vào đường cấm do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định mới được phép tham gia giao thông. Còn lại tất cả các trường hợp khác khi tham gia giao thông đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
Reviews
There are no reviews yet.